Tìm hiểu về brick (Hard brick vs Soft brick) và die boot loader

Thủ thuật Tìm hiểu về brick (Hard brick vs Soft brick) và die boot loader

1 - Điện thoại của bạn bị brick (cục gạch), tức là sao ???:

Đơn giản là nó sẽ bị đem đi đập đá, tạt dép hoặc làm chặn giấy vì không thể khởi động vào hệ điều hành được nữa. Brick thường dùng để chỉ trường hợp: phone của bạn ngưng hoạt động vì các tác động phần mềm (do chương trình) vào những cài đặt mặt định của nhà SX cho phần cứng của nó (ram, room, cpu ...) chẳng hạn như với android phone root, flash, hack hoặc install hệ điều hành cho nó, bằng công cụ odin hoặc recovery mode của hệ thống.

Những thao tác này đã làm thay đổi đoạn mã hoặc dữ liệu được lập trình sẵn, mặt định của phần cứng. Do đó điều duy nhất để cứu nó là làm mọi cách để khôi phục lại chính xác các đoạn mã và dữ liệu đó. Các trường hợp brick do tác động vật lý như điện, va đập, cháy nổ, ướt ... thì mình pó tay . Phương pháp cứu nguy duy nhất đó là đem đến trung tâm bảo hành nhờ họ sửa (sẽ bị charge phí nếu sửa được) hoặc ra Nhật Tảo gắng kiếm một bác sửa mach điện tốt nhờ bác tìm tụ điện bị hư để thay, mạch nào bị đứt thì hàn lại.

Với brick, trường hợp thường xảy ra nhất đó là đoạn mã của room bị thay đổi, khoảng 90% trường hợp bị brick là do room bị sửa đổi. Để tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân và giải pháp về brick bạn cần biết một số khái niệm sau.

2 - ROM là gì:

Trước đây ROM (Read Only Memory) đúng với tên gọi của nó là vùng nhớ chỉ có thể đọc (chứ không được ghi lại), thường dùng để chứa chương trình để khởi động hệ thống và load hệ điều hành vào RAM, được gọi là boot-loader. Khác với RAM (Random Access Memory) dữ liệu trên ROM vẫn được lưu lại khi không có nguồn điện.
[​IMG]

Tuy nhiên ngày nay với điện thoại, ROM không còn mang đúng nghĩa của nó nữa:

-ROM có thể được ghi lại (ở 2 chế độ recovery mode hoặc downloading mode).

-ROM không chỉ chứa chương trình khởi động hệ thống boot-loader mà còn có thể chứa hệ điều hành android, và dữ liệu khác. Do đó nó gần với chức năng bộ nhớ trong (built-in memory) nên nhiều khi bị "đánh đồng" với nhau. Tuy nhiên do sự khác biệt về kiến trúc, tốc độ đọc trên rom nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ đọc trên built-in memory.

Ví dụ: Cấu hình của Galaxy I9000 như sau: 8 GB/16GB storage, 512 MB RAM, 2GB ROM. Nhà SX đã tách bạch rất rõ ràng ROM (2G) và bộ nhớ trong (8/16G), nhưng thỉnh thoảng người dùng vẫn nhầm ROM là 8G/16G.

Với android phone, HDH được cài đặt trên ROM, nên ROM còn là thuật ngữ chỉ phiên bản HDH, cũng như Custom ROM là thuật ngữ chỉ HDH Android đã được chỉnh sửa từ phiên bản gốc.

3 - Boot-loader là gì:

Như ta đã nói ở trên boot-loader là chương trình khởi động hệ thống và hệ điều hành, được lập trình sẵn và đặt trong ROM, một định nghĩa khác rộng hơn: đó là một đoạn mã được thực thi trước khi hệ điều hành bắt đầu chạy. Khái niệm boot-loader này không chỉ áp dụng cho máy tính, điện thoại mà còn nhiều thiết bị khác. Mỗi hệ máy khác nhau đều có bootloader khác nhau. Ngoài việc booting hệ điều hành, boot-loader còn có những công việc khác, xem hình bên dưới:
[​IMG]

Android là một hệ điều hành mã nguồn mở , có khả năng phù hợp với nhiều cấu hình phần cứng khác nhau, tuy nhiên nó cần chỉ dẫn khi khởi động của bootloader, để chỉ cho nó biết: nó đang hoạt động trên những phần cứng nào, từ đó phát huy sự tương thích đa dạng của nó. Và đây cũng là một trong những lý do mà các điện thoại Android khác nhau có các custom ROM khác nhau.

Để cài đặt custom ROM, bạn phải chỉ định cho boot-loader không load hệ điều hành android mặc định nữa, mà hướng nó load một chương trình khác, chương trình này làm nhiệm vụ ghi đè custom ROM lên HDH mặc định. Chương trình này thường là chế độ recovery mode mà bạn thường gặp.

Tuy nhiên phần lớn các android phone đều khóa boot-loader, để bạn không chỉnh sủa và điều khiển nó được. Để đảm bảo các tính năng mặc định mà nhà sản xuất đã kiểm tra và mong muốn đến người tiêu dùng. Và hành động unclock boot-loader của bạn, sẽ làm mất giá trị bảo hành của nhà cung cấp. Dưới đây là một cảnh báo :
4 - Bạn chuẩn bị tinh thần thế nào đây khi phone bị brick:

Điều đầu tiên là bạn phải thật bình tĩnh, tập trung và kiên nhẫn dành thời gian research cho nó (lưư ý khi đọc các hướng dẫn phải kỹ càng, ko đọc lướt, qua loa, phần nào không hiểu rõ phải google tới cùng).
[​IMG]
5 - Điện thoại của bạn bị brick tới mức độ nào:

[​IMG]
Brick có nhiều mức độ, ở đây mình chia làm 2 mức độ cho đơn giản là: hard brick và soft brick. 2 mức độ này được phân loại dựa trên sự hư hại của 2 phần chính của hệ thống là chương trình boot-loader và Hệ Điều Hành Android (Như đã nói ở trên). Nói chung cả 2 mức độ này đều có cách để phục hồi được.

a - Soft Brick:

Tình trạng là bạn vẫn khởi động được phone của bạn nhưng không vào được hệ điều hành.

Dấu hiệu dễ thấy của soft brick là bạn vẫn thấy được logo của nhà sản xuất khi khởi động bằng nút power.

Tuy nhiên máy cũng có thể khởi động bằng tổ hợp 3 phím (tùy theo phone của bạn mà 3 phím đó quy định là gì, thường là volume down + volume up + power) để vào recovery mode.

[​IMG]
HDH Android của bạn đã bị hư hại, nhưng chương trình cơ sở của hệ thống vẫn còn sử dụng được ở chế độ recovery mode. Đây là chương trình thường được cài đặt thông qua odin để giúp người dùng vào được chế độ recovery mode để sủa chữa hoặc cài đặt lại hệ điều hành.

Ví dụ cách vào recovery mode của một số máy sau:

-Motorola Droid (có bàn phím vật lý): Ấn phím X và nút Power đồng thời.

-Droid X: Giữ nút Home and nhấn Power cho đến khi Motorola logo hiện ra. Sau đó bỏ nhấn Power ra nhưng vẫn giữ Home cho đến khi màn hình thay đổi lần 2. Sau đó bỏ nhấn Home và nhấn nút Search.

-Samsung Galaxy I9000: Nhấn đồng thời Home + Volume up + Power

-Samsung Vibrant / Samsung Fascinate/ Samsung Capacitive: Volume up + Volume Down + Power

-Nexus One or HTC Android phone: giữ Volume down + nhấn Power

Nếu máy bạn chỉ bị soft brick, hãy thở phào nhẹ nhõm đi, vì nó không quá khó để phục hồi phone của bạn đâu.

b - Hard Brick:

Là tình trạng khi bạn nhấn nút power thì máy bạn không có gì xảy ra, không màn hình nào hiện ra, không năng lượng, chỉ còn một màu đen. Giờ nó đúng nghĩa cục gạch rồi đấy.

Nguyên nhân xảy ra thường do quá trình sử dụng odin đã làm hư hại đến core của hệ thống. Do đó khi sử dụng odin bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Previous
Next Post »